Sửa bếp hồng ngoại là công việc tưởng khó nhưng thực ra chỉ cần hiểu nguyên lý hoạt động của bếp và biết được các lỗi cơ bản thường gặp là chính bạn cũng có thể biến thành một kỹ sư chuyên nghiệp và tự mình sửa được bếp mà không cần nhờ tới sự giúp đỡ của các trung tâm sửa chữa
Sửa bếp hồng ngoại
Bếp hồng ngoại với nhiều tính năng tiện lợi đang trở thành một vật dụng quen thuộc trong căn bếp của các gia đình Tuy nhiên, theo thời gian, những chiếc bếp này có thể gặp một số lỗi trong quá trình sử dụng. Nhưng nhiều người thường bỏ qua các lỗi này vì mang bếp đến các trung tâm bảo hành hoặc cửa hàng sửa chữa thường mất nhiều thời gian, dẫn đến giảm tuổi thọ của bếp.
Vậy các lỗi thường gặp khi sử dụng bếp hồng ngoại là gì?
Lỗi cơ bản và thường gặp nhất ở bếp hồng ngoại đó là vào điện chập chờn. Lỗi này có thể do đầu phích cắm bị lỏng hoặc bị đứt dây dẫn điện.
Sửa bếp hồng ngoại
Một lỗi khác cũng rất hay xảy ra ở các bếp hồng ngoại đó là bếp có hoạt động nhưng không nóng hoặc nóng chậm. Thông thường bếp hồng ngoại hấp thụ nhiệt rất nhanh. Dòng điện sẽ đốt nóng các lõi điện bên trong (cuộn dây điện trở) để tạo ra nhiệt rồi truyền đến đáy nồi làm nóng thức ăn. Do đó, dù chưa sử dụng nhưng chỉ cần bạn cắm điện là bếp đã bắt đầu nóng và toả nhiệt. Vì vậy, khi bếp đã hoạt động mà không nóng hoặc nóng chậm thì người dùng cần đặc biệt lưu ý. Lỗi này là do các bộ phận bên trong board bị hở, không kết nối, bị chập mạch hoặc hở mạch điều khiển SCR. Khi lỗi này sảy ra bếp thường có tiếng chuông báo và màn hình hiển thị "đơ” trong thời gian dài. Đối với lỗi này bạn phải tắt nguồn điện và đem đến trung tâm sữa chữa bởi vấn đề sảy ra ở bên trong bộ phận của bếp và bạn sẽ không tự sửa được.
Sửa bếp hồng ngoại
Ngoài ra, bếp vừa sử dụng được vài phút thì tự tắt, bếp bật không lên nguồn, bếp đang đun tự tắt và báo lỗi hay bếp đang đun tự tắt nguồn, chập điện, nhảy aptomat cũng là một lỗi khá phổ biến ở các bếp hồng ngoại. Nguyên nhân có thể do nguồn điện cấp cho bếp quá thấp (dưới 170V) hoặc quá cao (260V) trong khi bếp sử dụng điện 220V. Khi có tín hiệu này bạn cần phải tắt bếp và kiểm tra lại nguồn điện và sử dụng ổn áp để làm ổn định nguồn điện và sử dụng bếp lại như ban đầu.
Một hiện tượng khác khá nguy hiểm, đó là bếp đang đun thì xì khói, đánh lửa, có mùi khét. Hiện tượng này có thể xảy ra do trào thức ăn hoặc bạn dùng nồi nấu quá mỏng, nền nhiệt cao sẽ làm cháy thức ăn dẫn đến hiện tượng cháy khét. Trường hợp khác có thể do bếp bị chập, nổ điện. Nếu bạn ngửi thấy mùi khét kèm theo mùi dây điện cháy nên ngắt cầu giao ngay lập tức để đảm bảo an toàn điện cho cả gia đình.
Khi bếp không điều khiển được có thể là bộ phận cảm biến nhiệt không còn nhạy. Nguyên nhân có thể do quá trình bảo quản hoặc lạm dụng chất tẩy rửa để vệ sinh bếp, chùi rửa mạnh. Bạn cần đặc biệt chú ý, chỉ vệ sinh nhẹ nhàng trên bề mặt bếp để tránh làm xước mặt kính và ảnh hưởng đến bộ phận cảm biến nhiệt.
Hi vọng sau khi đọc bài viết này, bạn có thể tự sửa bếp hồng ngoại ngay tại nhà và biết cách sử dụng bếp để đạt được hiệu quả cao nhất.