0
  Trang chủ » Tin tức » Kinh nghiệm hay

Lời khuyên bác sĩ về bệnh thủy đậu kiêng những gì?

Bệnh thủy đậu là bệnh theo mùa, dễ lây lan và tái phát do một loại virus Varicella Zoster gây ra, khiến cơ thể bị nổi nốt, phỏng nước… Đặc biệt là trong trình bị, người bệnh thủy đậu nên ăn gì và bị thủy đậu nên kiêng gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

bệnh thủy đậu
Bị thủy đậu nguy hiểm dễ gây biến chứng

Tìm hiểu chung về bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu hay có tên gọi khác là trái rạ, bệnh do một loại virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh lây do tiếp xúc với ban đỏ, mụn nước, rỉ viêm, hít phải không khí có chứa virus (hắt hơi, ho..) hoặc có thể lây khi mặc chung quần áo, sử dụng chung đồ cá nhân của người bị bệnh thủy đậu.

Bệnh có thể lây từ 1-4 ngày trước khi nổi ban đỏ và mụn nước cho đến khi vỡ, chảy nước và đóng vảy tiết. Hệ miễn dịch ở người sẽ tự miễn dịch với virus ở lần đầu tiên. Với những trường hợp hệ miễn dịch yếu, thủy đậu có thể tái phát trở lại gọi là bệnh zona (tái kích hoạt virus thủy đậu).

Thời điểm diễn ra bệnh là vào mùa xuân thời tiết nồm ẩm, bệnh thủy đậu dễ bùng phát thành dịch bệnh nhất.

Những người chưa từng bị mắc thủy đậu mà có tiếp xúc với người bệnh sẽ mắc thủy đậu tới 90%. Khi mắc bệnh lý nghiêm trọng này, nhiều trường hợp nặng sẽ gây biến chứng như viêm phổi nặng, viêm cơ tim, viêm não… thậm chí có thể tử vong.

Tiêm chủng bằng vắc xin varicella-zoster để ngăn chặn bệnh thủy đậubệnh zona.

>>> XEM NGAYTác dụng của vitamin D với sức khỏe con người như thế nào?

Nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bị mắc thủy đậu, nhưng chủ yếu là tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc tiếp xúc lên những vết thương hở của người bệnh, dùng chung đồ đạc cũng có nguy cơ.

+ Bệnh không phân biệt giới tính và tuổi tác, ai cũng có thể mắc phải. Bệnh ở trẻ nhỏ từ 2-8 tuổi, người lớn sẽ bị nặng và lâu hơn.

+ Những người có nguy cơ mắc bệnh trái rạ cao hơn nếu như:
Chưa bị thủy đậu thủy đậu bao giờ
Không được tiêm phòng bệnh liên quan đến thủy đậu
Sống và làm việc với người bị mắc bệnh
Ở chung với trẻ nhỏ
Môi trường khí hậu nồm ẩm ướt tăng nguy cơ dẫn đến bệnh

Bệnh thủy đậu -1
Bệnh thủy đậu là bệnh theo mùa, ai cũng dễ mắc phải

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thủy đậu

Các biểu hiện đầu tiên khi người bệnh bị nhiễm virus là sốt nhẹ, ho nhẹ, sổ mũi, đau đầu, người mệt, miệng chán ăn.

Khi bị thủy đậu, người bệnh sẽ nổi lên các "nốt rạ”, chỉ sau 12-24 giờ cơ thể nổi hết nốt, đó là những mụn nước, bóng nước ở trong. Nó mỏng rải rác khắp cơ thể, từ chân tay đến mặt mũi, khoảng 100-500 nốt. Thời gian khoảng 4-5 ngày, các nốt này sẽ tự khô và đóng vảy rồi khỏi hoàn toàn.

Đối với trẻ nhỏ, bệnh thủy đậu thường kéo dài khoảng 5 – 10 ngày, thường sẽ phải nghỉ học hoặc nghỉ đến nhà trẻ và cách ly tại nhà cho đến khi khỏi hoàn toàn sẽ đi học trở lại.

Cách chữa bệnh thủy đậu như thế nào?

Với trẻ nhỏ khỏe mạnh, sức đề kháng tốt có thể không cần dùng thuốc cũng có thể khỏi được bệnh. 

Các thuốc giảm sốt không chứa aspirin như acetaminophen có thể làm giảm triệu chứng sốt ở trẻ. Tuyệt đối không cho trẻ nhỏ dùng aspirin. Ngoài ra, cũng không nên dùng thuốc trị dị ứng, kem thoa như calamine và sữa tắm bột yến mạch để giảm ngứa. 

Khi bị, người bệnh nên uống nhiều nước và dành thời gian để nghỉ ngơi. Không đi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với người khác để không lây bệnh cho đến khi các nốt rộp đóng vảy cứng hết thì thôi.

Đối với những người có nguy cơ nhiễm trùng cao và hệ miễn dịch suy giảm cần dùng thuốc kháng sinh để giảm biến chứng không mong muốn từ bệnh thủy đậu.

Bị thủy đậu nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Bệnh thủy đậu nên ăn gì và bệnh thủy đậu kiêng những gì? để người bệnh nhanh chóng khỏi, tránh bị lây lan và biến chứng sáng các loại bệnh khác.

bệnh thủy đậu nên ăn gì
Bị thủy đậu nên ăn gì là tốt nhất?

+ Loại đồ ăn người mắc bệnh thủy đậu nên ăn
1. Trái cây: Nên ăn các loại trái cây giàu vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể tốt hơn. Khi có các nốt mụn trong miệng, cần tránh ăn những loại quả có tính axit cao vì dễ làm miệng bị loét và khó chịu hơn cho người bệnh.
2. Nước ép và trà: Khi bị thủy đậu, người bệnh dễ rơi vào trạng thái chán ăn, mất nước. Để tránh tình trạng trên, có thể bổ sung nước ép để tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm các loại trà như hoa cúc, quế, thảo dược...

bệnh thủy đậu kiêng những gì
Bệnh thủy đậu kiêng những gì để nhanh khỏi hơn

+ Loại đồ ăn kiêng khi mắc bệnh thủy đậu
1. Đồ ăn mặn: Đồ ăn mặn có thể gây kích ứng làm miệng bị đau nhức hơn. Không nên dùng nước gà và nước ép rau trộn vì nó làm cho người bệnh ăn vào dễ bị mất nước hơn. 
2. Đồ ăn chứa nhiều chất béo: Chất béo bão hòa dễ gây viêm, làm chậm quá trình lành vết thương khi bị bệnh.
3. Đồ ăn cay nóng: Những đồ ăn cay nóng sẽ làm cho vết thương của bạn trở nên tồi tệ hơn. Đặc biệt là khi trong miệng có các nốt "trà rạ” làm người bệnh trở nên khó chịu và mệt mỏi.

Vì thế, khi bị bệnh thủy đậu, bệnh nhân cần biết mình nên ăn gì và không nên ăn gì? để bảo vệ cơ thể, tránh làm bệnh nặng, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của mình.

>>> XEM THÊM: Chuyên gia trả lời câu hỏi: Làm gì để hết mụn trứng cá hoàn toàn

Giải đáp câu hỏi, lời khuyên

1. Biến chứng của bệnh thủy đậu cần biết để tránh?
Bệnh thủy đậu là bệnh lành tính, tuy nhiên, nó cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, xuất huyết, viêm gan, viêm mô tế bào… Một số trường hợp không điều trị kịp thời có thể tử vong.

Trường hợp viêm phổi do thủy đậu xảy ra ít, nhưng nếu nặng điều trị rất khó. 
Trường hợp viêm não do thủy đậu cũng xảy ra khá nhiều, nó khiến trẻ nhỏ bị co giật, hôn mê. Nó có thể gây di chứng thần kinh như là câm điếc, động kinh, phát triển không bình thường...
Trường hợp mẹ mắc bệnh thủy đậu khi đang mang thai sinh con ra có thể bị dị tật sau sinh.

2. Những biện pháp hạn chế lây thủy đậu
Một số biện pháp hạn chế bệnh thủy đậu lây lan và cách phòng chống hiệu quả:
+ Kiêng tiếp xúc với nhiều người, do là bệnh truyền nhiễm với nhiều cách lây khác nhau. Hạn chế tiếp xúc với nhiều người để tránh làm lây lan bệnh ra nhiều người khác.
+ Tuyệt đối không chạm, gãi hoặc làm vỡ các nốt thủy đậu, tránh để các mụn nước vỡ, loét ra ngoài làm bệnh lây lan nhiều hơn, ảnh hưởng đến các vùng da khác.
+ Hạn chế tiếp xúc với gió, nước, vì khi bị bệnh hệ miễn dịch của con người bị yếu, khiến virus càng dễ xâm nhập vào cơ thể hơn.
+ Tránh xa các thực phẩm tanh (thịt bò, thịt gà, hải sản,….), đồ ăn chứa axit, đồ ăn cay, nóng, mặn, nhiều mỡ và hạn chế sản phẩm từ sữa, cà phê, socola...

3. Lời khuyên bổ ích mà bạn cần biết

Hiện nay, do Vaccine thủy đậu chưa được áp dụng trong Chương trình tiêm chủng quốc gia. Vì thế, cha mẹ cần chủ động đưa trẻ nhỏ đến các cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để tiêm phòng.Đối với người lớn chưa bị thủy đậu cũng nên đi tiêm phòng để tránh bị ảnh hưởng đến mặt mũi, công việc… Đối với phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ cần tiêm để tránh mắc phải trong quá trình mang thai.

Trên đây là một số điều về bệnh thủy đậu, nguyên nhân, triệu chứng và bị thủy đậu nên ăn gì và người bị thủy đậu kiêng ăn gì mà bạn cần biết để tránh, giúp người bệnh dễ dàng vượt qua.

>> Tìm hiểu ngay[Máy lọc nước gia đình] ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay. Nếu bạn có những câu hỏi liên quan tính năng và các sản phẩm máy lọc nước, dịch vụ thay lõi lọc nước hay chế độ bảo hành Kangaroo vui lòng liên hệ Hotline: 1900 636406 - 0981.700.268 hoặc trực tiếp tới Showroom để được các chuyên viên tư hoàn toàn miễn phí.


Sản phẩm bán chạy

Máy lọc nóng lạnh Hydrogen Ion Kiềm KG100EHC, Block
Máy lọc kangaroo Hydrogen KGRP10, 10 lõi chân quỳ
Máy lọc nước Hydrogen KG400HU, 60 lít/H, BH 24 tháng
Máy lọc nước kangaroo RO KGRP99 KV lắp âm tủ bếp
Máy lọc nước Kangaroo KG104A, 6 lõi, lăp âm tủ
Bộ lõi 123 Kangaroo. FreeShip. Dùng 6-9 tháng

Kinh nghiệp tư vấn

0981700268

1582643042009388

0981700268