Bạn sẽ biết được chính xác tình trạng béo phì, thừa cân, suy dinh dưỡng hay khỏe mạnh thông qua cách tính chỉ số BMI (chỉ số cân năng chiều cao) chuẩn nhất...
Chỉ số BMI được dùng phổ biến để tính tỷ lệ cân nặng và chiều cao của một người
1. Tìm hiểu về chỉ số cân nặng và chiều cao BMI
Chỉ số BMI là viết tắt của từ tiếng anh Body Mass Index, được dùng phổ biến để tính tỷ lệ cân nặng và chiều cao của một người. Các trung tâm thể hình, phòng tập gym, yoga, thể dục dưỡng sinh… hay sử dụng chỉ số này để xác định việc thừa cân nặng hoặc thiếu cân.
Mục đích đánh giá tình trạng thừa cân (béo phì) là nhiều hơn. Từ đó, sẽ giúp điều chỉnh chế độ chăm sóc sức khỏe hợp lý để sở hình thể khỏe đẹp, dẻo dai, phòng tránh kịp thời nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, đái tháo đường, ung thư...
Đối tượng áp dụng đo chỉ số chiều cao cân nặng BMI là người trưởng thành, bao gồm cả nam và nữ (trên 18 tuổi). Không đo chỉ số BMI cho phụ nữ có thai, vận động viên luyện tập thể thao, người già. Chỉ số cân nặng phù hợp với chiều cao này còn có sự thay đổi giữa các quốc gia.
2. Công thức tính chỉ số BMI
Để biết chính xác chỉ số BMI, bạn cần đo chiều cao và cân nặng của mình. Đơn vị đo chiều cao là m, cân nặng là kg. Công thức tính BMI được xác định như sau:
BMI = Trọng lượng cơ thể/(chiều cao)2
Cách tính chỉ số BMI đúng nhất
Ví dụ, một người có cân nặng 50kg, chiều cao 1,58 áp dụng công thức trên tính chỉ số BMI sẽ là: BMI = 50/(1,58)2 = 20.1 kg /m2
Ở các nước châu Âu sử dụng đơn vị đo cân nặng là pound và chiều cao là feet thì đơn vị đo của BMI là pound/feet2
Trẻ em từ 2 tuổi trở lên cũng áp dụng công thức này để tính chỉ số BMI cho cả nam và nữ.
3. Chỉ số BMI tiêu chuẩn cho cả nam và nữ
Tỉ lệ chiều cao cân nặng BMI được tham chiếu cho đối tượng nam và nữ cụ thể như sau
Tiêu chuẩn BMI của nam
Tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng của nam giới trưởng thành
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác định giá trị BMI tiêu chuẩn của người nam giới đã trưởng thành như sau:
BMI < 20: người thiếu cân
20 <= BMI < 25: người bình thường
25 <= BMI < 30: người thừa cân
BMI > 30: người béo phì.
Chất béo tồn tại trong cơ thể nam giới ít hơn nữ giới. Nam giới bình thường không béo cũng không gầy sẽ có chỉ số BMI từ 20 - 25. Các trường hợp chỉ số chiều cao cân nặng còn lại đều có nguy cơ gặp vấn đề về sức khỏe cao hơn so với nam giới bình thường.
Nếu chỉ số BMI của nam đạt từ 25 – 29.9: vượt ngưỡng trung bình, cảnh báo bạn đang gặp vấn đề dư thừa cân nặng, và các cơ quan tim mạch, hệ hô hấp, nội thiết có nguy cơ ảnh hưởng.
Nếu chỉ số BMI từ 30 – 39.9: cơ thể bị béo phì, cần giảm cân nếu như không muốn tăng nguy cơ gây bệnh, thậm chí là ung thư.
Nếu chỉ số BMI trên 40: mức béo phì nghiêm trọng, nguyên nhân hàng đầu gây các biến chứng của bệnh tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, tiểu đường và có nguy cơ tử vong.
Nam giới có chỉ số BMI cao sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là vấn đề quan hệ vợ chồng.
Tiêu chuẩn BMI của nữ
Tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng của nữ giới trưởng thành
Giá trị BMI tiêu chuẩn đối với trưởng thành theo tham chiếu của tổ chức Y tế thế giới (WHO)
BMI < 18: người thiếu cân, nguy cơ mắc bệnh suy dinh dưỡng
18 <= BMI < 23: người bình thường, nên tiếp tục duy trì
23 <= BMI < 30: nguy cơ thừa cân
BMI > 30: người béo phì, cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và khoa học
Trường hợp chỉ số cân nặng chiều cao đối với nữ BMI <19 sẽ có những nguy cơ về sức khỏe dưới đây:
– Hiện tượng lão hóa sớm, làn da và tóc bị khô, xuất hiện nhiều nếp nhăn trên da
– Suy nhược cơ thể, mệt mỏi
– Cân nặng ngày một giảm
Còn với chỉ số BMI BMI >24 đối với nữ, thì lượng mỡ trong cơ thể dư thừa nhiều, gia tăng các nguy cơ:
– Kinh nguyệt, rối loạn buồng trứng, khó thụ thai
– Tỉ lệ sảy thai, dễ mắc hội chứng đa năng
Để đạt được chỉ số BMI chuẩn, tương ứng với cơ thể khỏe mạnh, phòng chống nhiều bệnh tật, chị em phụ nữ cần duy trì các chế độ ăn uống chế đồ ăn có nhiều dầu mỡ và đồ ăn có đường, tăng cường ăn rau xanh giúp giảm bớt lượng mỡ thừa trong cơ thể.
Đồng thời thường xuyên luyện tập thể thao và theo dõi đều đặn các số đo về cân nặng, chiều cao, lượng mỡ, lượng calo cần thiết, các chất dinh dưỡng và khoáng chất khác,…
4. Bảng chiều cao cân nặng chuẩn BMI mới nhất
Người có hình thể đẹp luôn phải có tỷ lệ chiều cao cân đối với cân nặng, bạn có thể dựa vào công thức tính chỉ số cơ thể BMI để xác định thân hình của mình đã đạt chuẩn hay chưa.
Còn theo nhân trắc học, phụ nữ sở hữu số đo vòng 1 = số đo vòng 3 và tỷ lệ vòng eo trên mông đạt 0,69 được coi là tỷ lệ chuẩn. Tuy nhiên, do đặc điểm hình thể của đa số phụ nữ Việt Nam có só đo ngực nhỏ hơn mông nên khó áp dụng tiêu chí này cho số đông.
Dưới đây là chỉ số BMI của nam và nữ áp dụng cho người Việt Nam và châu Á nói chung:
Chỉ số BMI tiêu chuẩn dành riêng cho người châu Á
5. Tiêu chuẩn chiều cao cân nặng theo độ tuổi
Hiện nay, Việt Nam được xếp vào một trong những quốc gia có chiều cao thấp nhất và có tỉ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng cao nhất trên thế giới hiện nay. Do đó, vấn đề này luôn nhận được sự quan tâm của toàn thể người dân từ các bậc làm cha mẹ cho đến các chuyên gia y tế.
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, xin mời các bạn cùng đến với bài viết mang chủ đề chiều cao cân nặng chuẩn dưới đây.
Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ từ 0-10 tuổi
Tỉ lệ trẻ em Việt Nam bị thấp còi, suy dinh dưỡng ở mức khá cao so với các nước trên thế giới. Điều này sẽ là bất lợi khi trẻ lớn lên không đủ chiều cao cân nặng đạt chuẩn, trẻ sẽ mất tự tin và có nhiều bất lợi trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa tiếp xúc với nhiều công dân trên thế giới đạt chuẩn vượt trội về chiều cao và cân nặng.
Bởi vậy, ngay từ khi trẻ mới chào đời, cha mẹ cần theo dõi sự phát triển chiều cao, cân nặng của bé để điều chỉnh chế độ chăm sóc ăn uống, luyện tập thể thao, tạo điều kiện cho bé phát triển toàn diện ở cả bé trai và bé gái.
Dưới đây là bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ từ 0 - 10 tuổi theo chuẩn WHO - Tổ chức Y tế Thế giới:
Cách tra cứu chiều cao, cân nặng cho bé theo bảng trên đó là bố mẹ gióng theo hàng "Tháng tuổi” sang cột giới tính của con. Nếu chiều cao và cân nặng đang ở cột:
TB: Đạt chuẩn trung bình
Dưới -2SD: Suy dinh dưỡng thể thiếu cân hoặc thấp còi
Trên +2SD: Thừa cân béo phì (theo cân nặng) hoặc rất cao (theo chiều cao)
Nên đo các chỉ số này mỗi tháng 1 lần vì trẻ em có sự thay đổi về chiều cao, cân nặng rất nhanh.
Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn ở người trưởng thành
Dưới chuẩn: BMI ít hơn 18.5
Chuẩn: BMI từ 18,5 – 25
Thừa cân: BMI từ 25-30
Béo – nên giảm cân: BMI 30 – 40
Rất béo – cần giảm cân ngay: BMI trên 40
6. Làm sao để đạt được chiều cao cân nặng lý tưởng theo tuổi
Đối với trẻ nhỏ
Phụ huynh cần tìm hiểu về cách chăm sóc, nuôi dạy con khoa học để đạt chỉ số BMI lý tưởng
Sự phát triển thể chất của trẻ nhỏ không chỉ phụ thuộc vào yếu tố di truyền của người cha và người mẹ mà còn ảnh hưởng tích cực bởi chế độ ăn uống, luyện tập thể theo và nghỉ ngơi hợp lý.
Bởi vậy phụ huynh cần tìm hiểu về cách chăm sóc, nuôi dạy con khoa học, nhất là những năm tháng đầu đời cho tới hết độ tuổi dậy thì - giai đoạn bé phát triển vượt trội về chiều cao, cân nặng để trẻ đạt chỉ số BMI lý tưởng.
Khi đều đặn theo dõi chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ và nhận thấy trẻ ở trong ngưỡng bị còi xương hay béo phì, phụ huynh nên đưa trẻ tới Viện dinh dưỡng, Trung tâm Y tế hoặc các phòng khám/bệnh viện chuyên về Nhi khoa để được bác sĩ có chuyên môn chuẩn đoán nguyên nhân và đưa ra giải pháp điều chỉnh phù hợp. Tuyệt đối không nên để tình trạng còi xương hay béo phì của trẻ kéo dài vì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của con ở các giai đoạn về sau.
Đối với người trưởng thành
Đạt được chỉ số BMI chuẩn, tương ứng với cơ thể khỏe mạnh, phòng chống nhiều bệnh tật
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ: để tăng cường hệ cơ xương chắc khỏe, hỗ trợ phát triển thêm chiều cao ở người trưởng thành và sở hữu vóc dáng cân đối, bạn cần bổ sung các dưỡng chất thiết yếu bao gồm: Canxi, Colagen, Photpho...
Tập thể dụng: mỗi ngày, bạn nên duy trì chế độ luyện tập thể thao từ 1 đến 2 tiếng vào buổi sáng sớm hoặc sau 4 giờ chiều, nên chú trọng các hoạt động ngoài trời để kết hợp vừa rèn luyện cơ thể dẻo dai và hấp thụ Vitamin D tự nhiên. Các bộ môn thể thao phù hợp thúc đẩy chiều cao và cân nặng đó là đi bộ, đạp xe, bơi lội, cầu lông, xà đơn, bóng rổ…
Thời gian nghỉ ngơi hợp lý: không nên thức quá khuya vì như vậy các cơ quan trong cơ thể bạn sẽ không có thời gian để nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng cho một ngày mới sắp đến. Bởi vậy, cần cố gắng đi ngủ trước 23h.
Bổ sung thực phẩm chức năng: hãy tìm các loại thực phẩm bổ sung hàm lượng Canxi, Colagen và các chất bổ dưỡng khác để hỗ trợ cải thiện hệ cơ xương dẻo dai và giúp bạn sở hữu làn da hồng hào, căng bóng, đồng thời cho giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Ngoài ra , để có một cơ thể khỏe mạnh bạn cần phải uống đầy đủ nước và nước uống chứa Hydrogen từ máy lọc nước Kangaroo là một sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn với những lợi ích tuyệt vời giúp bạn cải việc giảm năng lượng bằng cách trung hòa các gốc tự do là tác nhân trực tiếp gây ra các bệnh như :
(Ung thư, tiểu đường, tăng huyết áp...) và cung cấp những khoáng chất Ca2+, K+, Na+, Fe2+, và Mg2+ giúp cơ thể luôn mạnh khỏe bên cạnh đó nước giàu Hydro còn được sử dụng như một giải pháp giúp chúng ta luôn có làn da tươi trẻ nhờ những khoáng chất trong nước Hydro có thể thẩm thấu nhanh qua da giúp làm chậm quá trình lão hóa.
>> Tìm hiểu ngay : [Máy lọc nước Kangaroo] Review, bảng giá top sản phẩm được nhiều người dùng ưa chuộng nhất hiện nay.
Nếu bạn có những câu hỏi liên quan tính năng và các sản phẩm máy lọc nước, dịch vụ thay lõi lọc nước hay chế độ bảo hành Kangaroo vui lòng liên hệ Hotline: 1900 636406 - 0981.700.268 hoặc trực tiếp tới Showroom để được các chuyên viên tư hoàn toàn miễn phí.