0
  Trang chủ » Tin tức » Kinh nghiệm hay

Trẻ đẹp mỗi ngày nếu biết sớm tác dụng của trà hoa cúc

Trà hoa cúc có tính hàn, vị ngọt với nhiều công dụng chữa bệnh, tốt cho hệ tim mạch, chữa cảm lạnh, giải nhiệt cơ thể và ngăn ngừa tế bào ung thư...

tac-dung-cua-tra-hoa-cuc-1

Dược liệu trà hoa cúc có nhiều công dụng đối với sức khỏe

1. Tìm hiểu trà hoa cúc

Từ hoa cúc, chúng ta không những dùng cắm hoa trang trí, chiết xuất tinh dầu hoa cúc để làm đẹp mà còn pha chế dược liệu trà hoa cúc, có tác dụng giải độc gan, trị mụn, giảm mỡ máu, căng thẳng mệt mỏi…

Hoa cúc rất dễ trồng nên không khó để mua nguyên liệu này. Hoa có tính hàn, vị ngọt. Hiện nay, các nhà khoa học ngày càng tìm ra được nhiều công dụng của trà hoa cúc trong việc chữa bệnh, tốt cho sức khỏe.

Thành phần trong tinh dầu hoa cúc tốt cho sức khỏe là chất bisabolol (levomenol) có tá dụngc ngăn ngừa kích ứng,  viêm nhiễm và phòng ngừa vi khuẩn hiệu quả. Trà hoa cúc được pha chế đúng cách còn giúp cơ thể hấp thụ chất apigenin có trong loại hoa này để ngăn ngừa tế bào ung thư lan rộng, hỗ trợ hiệu quả để điều trị căn bệnh nan y này.

Nước trà hoa cúc có hương thơm dịu, nhẹ nhàng. Bạn sẽ có cảm giác ấm bụng khi thưởng thức ngay từ ngụm đầu tiên.

>> Xem thêm: Cơ thể khỏe mạnh và tinh thần an vui với chế độ ăn thực dưỡng

2. Tác dụng bất ngờ của trà hoa cúc đối với sức khỏe đã được chứng minh

Những tác dụng của trà hoa cúc dưới đây sẽ khiến bạn thấy cần thiết phải thưởng thức loại trà ngon, có lợi cho sức khỏe này mỗi ngày.

tac-dung-cua-tra-hoa-cuc-2

Trà hoa cúc có tác dụng giải độc gan, trị mụn, giảm mỡ máu, căng thẳng mệt mỏi…

Tốt cho hệ tim mạch

Để phòng ngừa bệnh tim mạch ở người cao tuổi, nên duy trì thói quen thưởng thức trà hoa cúc bởi trà này có chứa lớp chất flavones chống oxy hóa với tác dụng làm giảm huyết áp và hàm lượng mức cholesterol, cho trái tim khỏe mạnh.

Nhiều nghiên cứu y khoa gần đây còn chứng minh chất flavones trong trà bông cúc còn hữu hiệu để cải thiện triệu chứng đau thắt ngực hoặc hiện tượng đau nhức xuất phát từ bệnh động mạch vành.

Nếu bạn thường xuyên chóng mặt, mất ngủ hay nhức đầu do làm việc căng thẳng, uống trà hoa cúc cũng là biện pháp hữu hiệu để giảm stress.

Chữa cảm lạnh

Trà hoa cúc được sử dụng để chữa bệnh cảm lạnh kèm sốt cao, sưng tấy và nhức đầu. Vị thuốc tự nhiên, không ảnh hưởng tới cơ thể như các loại thuốc tây. Uống trà còn hỗ trợ hạ sốt hiệu quả, dùng được cho trẻ nhỏ bị ốm.

Cách pha trà hoa cúc chữa giảm cảm rất đơn giản, pha một muỗng cà phê trà hoa cúc đã được bào chế khô cùng với hoa kim ngân, lá bạc hà. Hãm nước sôi từ 5 – 10 phút, sau đó uống nóng hoặc để nguội thưởng thức từng ngụm nhỏ.

Làm dịu mẩn đỏ do nóng trong người

Trong nhiều bài thuốc Đông y đã cho thấy khả năng chữa bệnh của trà hoa cúc làm dịu mẩn đỏ do nóng trong người. Với tính giải nhiệt, trà có thể sử dụng để điều trị bệnh ban đỏ. Nếu bị phát ban, bạn hãy uống trà hoa cúc mỗi 2–3 giờ và uống trà cho đến khi các vết ban biến mất.

Hỗ trợ chữa mỏi mắt, khô mắt

tac-dung-cua-tra-hoa-cuc-3

Khi có hiện tượng nhức mỏi mắt, bạn có thể uống trà hoa cúc để cải thiện thị lực

Những người thường xuyên làm việc với máy tính hay sử dụng điện thoại trong ngày, khi thấy có hiện tượng mặt bị mỏi, nhìn mờ hoặc khô mắt, hãy thưởng thức một chén trà hoa cúc để cả thiện thị lực, tốt cho mắt.

Ngăn ngừa tế bào ung thư

Trong trà bông cúc có chứa chất Apigenin đã được chứng minh có tác dụng hiệu quả ngăn ngừa các tế bào ung thư, hỗ trợ cho các loại thuốc chính đặc trị ung thư phát huy tác dụng tốt hơn. Người mắc bệnh ung thư vú, ung thư cổ tử cung… nên uống trà hoa cúc hàng ngày.

>> Xem thêm: Bữa sáng nên ăn gì để đủ năng lượng cho cả ngày?

Giúp ngủ ngon, ổn định huyết áp

Để ngủ ngon hơn vào buổi tối, bạn hãy uống trà hoa cúc trước khi đi ngủ. Vào mùa lạnh, trà hoa cúc còn chữa huyết áp thấp, phòng ngừa cảm cúm, giảm mỡ máu, giảm căng thẳng thần kinh… để bạn đi vào giấc ngủ ngon.

Giải nhiệt cơ thể

Trà hoa cúc uống được quanh năm, có tác dụng giải nhiệt hiệu quả. Kết hợp pha trà hoa cúc với trà xanh, hoa hòe giúp bạn tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giảm nóng trong người, phòng ngừa say nắng, sốc nhiệt do làm việc lâu trong môi trường nắng nóng, nhiệt độ cao.

Thải độc cơ thể, tốt cho gan

Bài thuốc trà hoa cúc, hoa kim ngân, bồ công anh kết hợp với nhau giúp người đang có bệnh lý về gan, mụn nhọt mẩn ngứa có thời gian phục hồi sức khỏe nhanh hơn.

Ngoài ra, thường xuyên uống loại trà này với nấm phục linh còn có tác dụng giúp da mặt của bạn hồng hào, sáng mịn hơn.

Trị đau bụng kinh nguyệt ở phụ nữ

Công dụng của trà bông cúc còn được biết đến để điều trị đau bụng kinh nguyệt, giúp chị em giảm các cơn co thắt tử cung, nguyên nhân gây đau bụng. Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng tinh dầu chiết xuất từ hoa cúc thoa vào bụng dưới để giảm đau hiệu quả hơn.

3. Cách dùng trà hoa cúc đơn giản mà hiệu quả

Trà hoa cúc rất dễ pha để thưởng thức, tốt cho sức khỏe. Bạn có thể phơi khô hoa cúc, sau đó để vào hộp kín, mỗi lần uống trà lại đem ra hãm với nước nóng. Uống trà hoa cúc vào buổi sáng tốt nhất, giúp cơ thể minh mẫn, tỉnh táo, tăng cường sức đề kháng.

Ngoài ra, có thể dùng trà hoa cúc để ăn sống, gia vị cho món canh, nấu nước uống…

Lựa chọn hoa cúc để làm trà

Trà hoa cúc uống ngon nhất phải là bông hoa cúc nhỏ, màu trắng hoặc vàng, được thu hoạch vào mùa thu. Các loại khác như cúc họa mi, cúc đại đóa, cúc tổ ong cũng có thể dùng pha trà, tuy nhiên hương vị sẽ không đậm đà, thơm như loại hoa cúc nhỏ.

tac-dung-cua-tra-hoa-cuc-4

Nguyên liệu trà hoa cúc ngon nhất được thu hoạch vào mùa thu

Cách làm, pha trà

Hoa cúc tươi mua về phải nhặt cánh, rửa nhẹ nhàng cho sạch bụi bẩn, tránh dập nát, sau đó để ráo nước rồi phơi nắng hoặc sấy máy cho khô. Bảo quản trà hoa cúc khô trong lọ thủy tinh hoặc lọ nhựa, tránh để nơi ẩm ướt vì dễ bị mốc, giảm chất lượng của trà.

Khi pha chế trà hòa cúc, lấy liều lượng khoảng 50 – 80 gam sắc với 1,5 lít nước nóng đun sôi. Có thể cho thêm chút mật ong, cao atisô, hoặc vị thuốc cam thảo, táo đỏ để uống trà ngon hơn.

Lưu ý chỉ pha và uống trà hoa cúc trong ngày, không để đến ngày hôm sau. Uống trà đều đặn từ 2 đến 6 tháng để đạt hiệu quả phòng, chữa bệnh tốt nhất.

4. Nên uống trà hoa cúc bao nhiêu là đủ cho một ngày?

Liều lượng uống trà hoa cúc là 1 – 2 lần/ngày. Cần đảm bảo sơ chế và bảo quản trà sạch sẽ.

5. Đặc điểm dược tính của trà hoa cúc

Theo tài liệu sách Đông y, trà hoa cúc có vị ngọt, cay, quy kinh phế, can, thận. Hoa cúc chứa nhiều các nguyên tố vi lượng và tinh dầu, do đó kết hợp với nhiều vị thuốc khác dùng để chữa bệnh.

6. Lưu ý khi sử dụng

tac-dung-cua-tra-hoa-cuc-5

Trà hoa cúc được khuyến cáo không nên sử dụng cho phụ nữ có thai

Công dụng của trà hoa cúc rất nhiều, tuy nhiên hãy ghi nhớ những lưu ý sử dụng dưới đây để đảm bảo an toàn tuyệt đối, tránh những tác dụng phụ.

- Không dùng nước trà hoa cúc để uống với thuốc, vì sẽ gây ảnh hưởng đến sự hấp thụ thuốc của cơ thể. Chất axit tannic có trong trà hoa cúc còn có nguy cơ tạo ra phản ứng hóa học khi uống cùng với thuốc bổ sắt, thuốc chữa đi ngoài Berberine, gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Người sử dụng thuốc an thần cũng tuyệt đối không nên dùng trà hoa cúc để uống thuốc.

- Phụ nữ mang thai không nên uống trà hoa cúc vì rất dễ bị kích thích dạ dày, tiêu chảy nếu uống nhiều.

- Uống trà hoa cúc lúc đói là thuốc độc, thậm chí bị say trà dẫn tới chóng mặt, buồn nôn, đau dạ dày.

- Người bị dị ứng phấn hoa và nước trà ấm các loại cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

>> Xem thêm: Công dụng ít biết của táo tàu đối với sức khỏe con người

7. Một số câu hỏi thường gặp

Uống trà hoa cúc sau khi ăn có được không?

Chỉ nên uống trà sau khi ăn khoảng 30 phút, sẽ có tác dụng chữa đầy bụng, khó tiêu hóa thức ăn. Đặc biệt, sau khi ăn những đồ ăn mặn có chứa nhiều muối, uống trà cúc sẽ giúp cân bằng lượng muối trong cơ thể.

Buổi tối uống trà hoa cúc có mất ngủ không?

Hoàn toàn không. Thậm chí bạn còn ngủ ngon nhờ uống trà trước khi đi ngủ. Lưu ý, uống trà ấm để có hiệu quả tốt nhất. Không nên dùng trà quá nóng hoặc quá lạnh.

Những ai không nên uống trà hoa cúc?

Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, những người có cơ địa mẫn cảm với các loại trà thảo mộc hoặc phấn hoa cần thận trọng khi sử dụng trà hoa cúc, tốt nhất nên hỏi ý kiến từ bác sĩ để an toàn nhất cho sức khỏe.

Bị tiêu chảy nếu uống nhiều trà hoa cúc có phải không?

Dạ dày của bạn sẽ bị ảnh hưởng nếu như uống nhiều trà hoa cúc , bởi vậy chỉ nên uống 2 cốc trà mỗi ngày. Đối tượng người cao tuổi nên uống đúng liều lượng như trên.


Sản phẩm bán chạy

Máy lọc nóng lạnh Hydrogen Ion Kiềm KG100EHC, Block
Máy lọc kangaroo Hydrogen KGRP10, 10 lõi chân quỳ
Máy lọc nước Hydrogen KG400HU, 60 lít/H, BH 24 tháng
Máy lọc nước kangaroo RO KGRP99 KV lắp âm tủ bếp
Bộ lõi 123 Kangaroo. FreeShip. Dùng 6-9 tháng
Bếp nướng điện Kangaroo KG699G, 2000W, mặt đá

Kinh nghiệp tư vấn

0981700268

1582643042009388

0981700268