Mã lỗi | Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Lỗi E0 | Do bạn không đặt nồi nấu trên bếp, hoặc nồi nấu của bạn không phù hợp với bếp nhưn loại nồi thủy tinh, nồi sứ, nồi đất…hoặc đường kính nồi không hợp với mặt bếp dẫn đến bếp không nhận điện được nồi và báo lỗi | Nếu bếp chưa có dụng cụ nấu bạn chỉ cần đặt nồi nấu lên bếp là được. Nếu đã có nồi mà vẫn báo lỗi thì xem lại dụng cụ nấu của bạn xem có phải là dụng cụ nhiễm từ không, nếu không thì cần thay thế bằng dụng cụ nồi nấu phù hợp |
Lỗi E1 | Bếp quá nóng do đun lâu với mức công suất lớn | Đầu tiên bạn cần tắt bếp rồi nhấc nồi ra khỏi bếp, kiểm tra xem có khe thông gió nào bị bít kín không , nếu có thì loại bỏ vật đang chặn khe thông gió. Sau đó để bếp nguội sau ít nhất 10 phút thì tiếp tục sử dụng lại |
Lỗi E2 | Do nguồn điện cao hơn 260V. Hoặc do nồi, chảo đặt lên bếp để nấu đã lâu nhưng bạn không đặt đồ ăn vào nồi nấu | Bạn cần kiểm tra lại xem dòng điện nhà bạn sử dụng có phù hợp với bếp từ không ( chuẩn 220v), nếu cao hơn hoặc thấp hơn bạn nên dùng ổn áp để ổn định điện áp. Nếu do không có đồ ăn thì bạn chỉ cần cho đồ ăn vào là được. Khi đã thực hiện cả 2 cách trên mà vẫn báo lỗi thì bạn ngắt bếp và thực hiện nấu lại sau ít nhất 10 phút.
|
Lỗi E3 | Do nguồn điện thấp hơn 170v hoặc nguồn điện quá tải. | Bạn thực hiện tắt bếp và kiểm tra lại nguồn điện, tốt nhất nên dùng ổ áp để ổn định dòng điện. |
Lỗi E4 | Do dòng điện quá cao, nhiệt độ dụng cụ nấu cao hơn 280 độ C. | Kiểm tra lại dòng điện hoặc tắt bếp chờ bếp nguội rồi thực hiện nấu lại. |
Lỗi E5 | IGBT bị quá nhiệt | Bếp sẽ tự phục hồi khi giảm nhiệt |
Lỗi E6 | Do đáy của dụng cụ nấu có nhiệt độ quá cao, cảnh báo lỏng cảm biến nhiệt, cảm biến nhiệt bị tắt hay nối tắt. | Không nên đặt đáy nồi có nhiệt cao lên bếp tránh trường hợp sốc nhiệt gây rạn vỡ mặt kính và cảm biến nhiệt bị tắt |