Nồi cơm điện hay các đồ điện gia dụng khác, nếu chẳng may gặp phải vấn đề trong quá trình sử dụng thì đều cần phải tìm nguyên nhân và cách khắc phục.
Với các trục trặc đơn thuần, bạn có thể tự kiểm tra và sửa chữa tại nhà. Còn nếu là hỏng hóc liên qua tới kỹ thuật, vi mạch... bạn nên nhờ tới người có chuyên môn để sữa chưa giúp bạn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các dấu hiệu bất thường cũng như cách khắc phục sự cố nồi cơm điện.
Tình huống 1: Cắm phích cắm nhưng nồi cơm điện không thấy báo đèn, nồi không nóng
Nguyên nhân: Có thể dây cắm hỏng, do tiếp xúc kém giữa dây và nồi cơm điện hoặc cầu chì hỏng.
Cách xử lý: Nồi cơm điện có một bộ phận tiếp nối giữa dây cắm và nồi ở gần phía dưới đáy nồi. Bộ phận này được thiết kế gắn kèm một cầu chì. Nếu bạn cắm điện mà nồi cơm điện không báo đèn, bạn nên cắm lại chắc chắc phần tiếp nối này, thử thay một đầu dây nối khác, vì có thể dây cắm bị hỏng. Trường hợp vẫn không nhận nguồn, có thể do cầu chì đã bị cháy.
Tình huống 2: Đã bấm chế độ nấu (cook) nhưng được ít phút sau, nước chưa sôi đã bị nhảy nấc sang chế độ giữ ấm (warm) làm cơm bị sống.
Nguyên nhân: Rơ le nhiệt của nồi cơm điện bị ngắt quá sớm hoặc đáy nồi cong khiến nhiệt tiếp xúc không đủ. Cũng có thể do mâm nhiệt bị bẩn, rơi vãi thức ăn và không được làm vệ sinh.
Cách xử lý: Kiểm tra và vệ sinh phần mâm nhiệt. Nếu nồi vẫn gặp tình trạng này bạn kiểm tra rơle nhiệt, vì có thể rơle quá cũ nên nồi bị ngắt sớm. Bạn chỉ cần thay rơle mới là nồi cơm điện lại hoạt động bình thường. Với trường hợp đáy nồi cong, bạn phải thay lồng nồi khác.
Tình huống 3: Nấu cơm có cháy dưới đáy nồi, thậm chí bị khê
Nguyên nhân: Do rơle nhiệt bị ngắt muộn, để chế độ nấu quá lâu nên cơm có cháy hoặc bị khê (ngược với trường hợp cơm bị sống).
Cách xử lý: Bạn kiểm tra lại rơle nhiệt và nên thay mới rơle mới để nồi hoạt động như bình thường.
Trên đây là một số tình huống phổ biến các gia đình sử dụng nồi cơm điện hay mắc phải. Chúc các bạn sử dụng nồi cơm điện kangaroo thật bền lâu nhé.
> Có thể bạn muốn xem thêm: