Ăn uống, nếp sống và sinh hoạt, làm việc là những nguyên nhân khiến tỉ lệ người Việt bị đau bao tử cực lớn. Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, người bệnh có thể áp dụng cách chữa đau bao tử tại nhà cực đơn giản, ít tốn chi phí, thử ngay nhé!
Tìm hiểu chung
Đau bao tử (đau dạ dày) là tình trạng chung nhiều người Việt gặp phải, tùy vào vào chế độ ăn uống, nếp sinh hoạt mà mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Khi bị đau lớp niêm mạc dạ dày sẽ tổn thương, nếu không chữa trị kịp thời, để lâu sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày, nghiêm trọng có thể gây ung thư.
Những người bị bệnh thường có biểu hiện đau âm ỉ, khó chịu. Nhất là khi đói, bên trong dạ dày không thức ăn để co bóp dẫn đến đau. Vì thế, buổi đêm hoặc rạng sáng, những người bị đau bao tử sẽ có cảm giác đau quằn quại, khó chịu đến không ngủ nổi.
3 vị trí gây đau là thượng vị - vùng bụng trên rốn một chút, bụng giữa hoặc sang phía bên trái. Bệnh gây cản trở đến cuộc sống của nhiều người. Đó là lý do, khi bị bệnh cần điều trị ngay, tránh để mãn tính, viêm loét, thủng dạ dày …..
Các vị trí hay gây đau bao tử mà bạn cần biết
Nguyên nhân gây ra bệnh
5 nguyên nhân gây đau bao tử cần lưu ý
Uống nhiều rượu bia
Uống nhiều rượu bia là nguyên nhân dẫn tới bị đau bao tử. Vì thành phần bên trong rượu bia đều gây tổn hại cho viêm mạc dạ dày. Đặc biệt khi sử dụng nhiều sẽ dẫn đến bị loét, nặng hơn có thể bị thủng gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Ăn uống không hợp lý
Chế độ ăn uống không lành mạnh, không hợp lý cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh đau dạ dày. Những ai ăn nhanh, nhai không kỹ, ăn quá no, ăn xong hoạt động mạnh, ăn nhiều đồ cay nóng... có nguy cơ mắc bệnh cực kỳ cao.
Vi Khuẩn HP
Loại vi khuẩn xâm nhập vào dạ dày, phá hủy đi lớp nhầy che phủ bề mặt dạ dày khiến đau bao tử. Loại vi khuẩn lây qua đường ăn uống không hợp vệ sinh. Nó tồn tại chủ yếu trong khoang miệng, nước bọt của người bệnh.
Lạm dụng thuốc giảm đau
Uống thuốc giảm đau thường xuyên là nguyên nhân gây hại cho bao tử. Đa phần các loại thuốc có thể gây viêm hoặc loét và thủng cực kỳ nguy hiểm. Vì thế, khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nên theo hướng dẫn của bác sĩ.
Do stress, mệt mỏi
Tinh thần là một vấn đề tưởng chừng như không ảnh hưởng nhưng lại khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương cực kỳ lớn. Khi bị stress, mệt mỏi, bao tử có dấu hiệu co thắt nhiều hơn, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn.
Triệu chứng của đau bao tử
Một số những triệu chứng dễ nhận thấy của người bị đau bao tử. Hãy xem đó có phải là triệu chứng mà bạn đang mắc phải không nhé!
1. Đau thượng vị
Phần thượng vị luôn có những cơn đau, khó chịu khiến bạn không thể ngồi yên hoặc làm việc gì nên hồn. Nó thường xuất hiện vào ban đêm, kèm theo các cơn đau âm ỉ khiến người bệnh không thể ngủ tròn giấc. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho tinh thần bị suy giảm.
2. Buồn nôn
Khi lớp niêm mạc dạ dày chịu tổn thương nặng sẽ khiến thực ăn không tiêu hóa được dẫn đến ợ, trào ngược dạ dày. Và người bị đau bao tử sẽ hay bị buồn nôn, khó tiêu, đầy hơi, ợ chua...
3. Nôn ra máu
Nghiêm trọng hơn của tình trạng buồn nôn là người bệnh có thể nôn ra máu, do niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn đến các mạch máu bị giãn, chảy máu. Khi có dấu hiệu nôn ra máu người bệnh nên đến ngay bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.
4. Chán ăn
Bệnh bao tử khiến nhiều người không muốn ăn, vì khi ăn vào bị chướng bụng, khó tiêu, ợ chua… dẫn đến tâm lý sợ hãi việc ăn uống.
5. Giảm cân
Ăn không ngon, chán ăn, ngủ không sâu giấc...khiến cơ thể bị mệt mỏi, stress ảnh hưởng đến cân nặng của bệnh nhân.
Ngoài ra, còn tùy thuộc vào triệu chứng để chia ra thành các dạng như: đau do HP gây nên, viêm dạ dày ruột, dạ dày cấp, tá tràng, hay trào ngược dạ dày để từ có các trị đau bao tử khác nhau, hiệu quả triệt để.
Cách chữa đau bao tử tại nhà đơn giản, ít tốn kém
Thực tế là có rất nhiều cách chữa đau bao tử, tuy nhiên, bệnh nhân cần tìm ra nguyên nhân từ đó sẽ có các phương pháp hữu hiệu để điều trị. Khi bị bệnh, người bệnh nên đến các bệnh viện, trung tâm y tế để thăm khám và bác sĩ kê đơn thuốc điều trị. Mặt khác, khi về nhà, người bệnh có thể áp dụng thêm phương pháp chữa tại nhà. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể tham khảo:
Cách 1: Dùng nghệ và mật ong
Mật ong +nghệ chữa bệnh đau bao tử hiệu quả
Nghệ ta vàng kết hợp với mật ong được coi là phương thuốc dân gian chữa bệnh đau bao tử từ ngàn xưa của ông cha ta. Nghệ vàng có tác dụng chống viêm, loét dạ dày, giảm độ axit bên trong dịch vụ dạ dày. Mật ong có tác dụng giúp hạn chế tình khó chịu do viêm loét gây ra, giúp vết thương lành nhanh hơn. Có thể dùng nghệ tươi, hoặc bột nghệ, pha với mật ong uống. Thời gian uống càng lâu, hiệu quả càng cao.
Cách 2: Dùng củ gừng
Uống 1 ít gừng với mật ong hoặc trà vào buổi sáng tốt cho dạ dày
Thành phần bên trong củ gừng có tác dụng kháng viêm, chống ô-xy hóa cao. Khi bị đau có thể thái một lát gừng pha với nước để uống. Hoặc có thể kết hợp với trà, mật ong, chanh tươi uống buổi sáng - tối đều sẽ thấy không bị đau nữa.
Cách 3: Dùng cam thảo
Cam thảo chống hình thành các viêm loét dạ dày, vì có khả năng kiểm soát được axit bên trong dạ dày hiệu quả. Những người bị đau bao tử nên sử dụng trước khi ăn khoảng 30 phút. Uống hoặc ăn đều được, nó sẽ giúp tạo ra một lớp màng bảo vệ dạ dày.
Cách 4: Dùng nha đam
Nha đam uống có lợi chữa bệnh đau bao tử, chống viêm loét dạ dày
Nha đam được biết đến với khả năng tăng hệ tiêu hóa, cải thiện đường ruột, táo bón, ức chế làm các men gây viêm loét dạ dày không tiết ra. Lấy nha đam, bỏ phần vỏ đi, sau đó cho vào cùng nước đun sôi lên để uống.
Cách 5: Dùng trà hoa cúc
Uống trà hoa cúc giúp người bệnh giảm đi âu lo, tinh thần được dễ chịu và thoải mái hơn. Việc căng thẳng, stress cũng khiến dịch bên trong dạ dày tiết ra nhiều hơn. Khi uống, người bệnh có thể thêm lát lá chanh để giảm cơn đau hiệu quả. Cách 6: Lá mơ
Lá mơ chữa đau dạ dày hiệu quả, ít tốn kém tiền bạc
Lá mơ có tác dụng giúp giảm đau bao tử, vì giúp nhuận tràng, hạn chế dịch tiết dạ dày ra. Chỉ cần lấy một ít lá mơ, rửa sạch, nghiền nhỏ ra rồi hấp cách thủy. Ăn trước bữa ăn 30 phút, ngày ăn 2 lần là OK.
Cách 7: Chuối hột
Chuối hột được coi là thần dược chữa bệnh đau dạ dày, do kiểm soát được tình trạng ợ hơi, ợ chua, đồng thời làm lành các vết thương trên niêm mạc dạ dày, giúp giải độc, cải thiện hệ tiêu hóa tốt hơn. Chuối thái ra phơi khô và nghiền thành bột mịn, dùng để uống với nước ấm, uống trước khi ăn là tốt nhất.
Các thực phẩm hỗ trợ bệnh bao tử
Phối hợp chế độ ăn uống với các thực phẩm hỗ trợ bảo vệ dạ dày cũng là một cách trị đau bao tử tại nhà hiện đang được nhiều người bị áp dụng và thoải mái hơn trong cuộc sống.
Một số thực phẩm hỗ trợ ăn uống chống đau bảo tử tại nhà
1. Bánh mì
Khi bị đau dạ dày, bánh mì là thứ thực phẩm người ta nghĩ đến đầu tiên. Vì bánh mì có khả năng hút đi các dịch vị thừa được tiết ra trong dạ dày, nhờ đó giúp giảm bớt tình trạng đau. Tuy nhiên, nên sử dụng bánh mì ngọt thay vì bánh mặn để cơn đau không quay trở lại.
2. Cơm
Thứ đồ ăn thứ hai quen thuộc và được chúng ta ăn hàng ngày, đó là cơm. Cơm mềm, dễ tiêu hóa, hạn chế tiết nhiều dịch vị acid giúp giảm đau dạ dày. Đối với xôi, bánh chưng, khoai, chào có tác dụng tương tự. Hạn chế thực phẩm thô chưa tinh chế (gạo lứt) khoáng chất vì nó gây khó tiêu cho người bệnh.
3. Canh/Soup
Những món canh/ soup được nấu chín, mềm thơm ngon và bổ dưỡng sẽ giúp hệ tiêu hóa và cái bao tử của bạn không bị áp lực quá nhiều. Nó cũng giúp việc hấp thụ dễ dàng hơn.
4. Nước ép táo, nước dừa
Nước ép táo, dừa có chứa rất nhiều dinh dưỡng, giúp cải thiện hệ tiêu hóa, phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường ruột, tiêu chảy. Nếu như nước ép táo có nhiều chất xơ hòa tan thì nước dừa chứa nhiều chất điện giải như natri, canxi, kali...
5. Sữa chua
Sữa chua được nhiều người biết đến có chứa nhiều enzyme hỗ trợ hệ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng. Tuy nhiên, khi sử dụng sữa chua nên dùng loại ít đường và dùng một lượng ít sau đó theo dõi để tăng dần.
6. Sữa nóng
Khi đau bao tử, việc uống một ly sữa nóng sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Nhưng cần điều tiết, hạn chế lượng nhiều vì sẽ gây tác dụng ngược lại khiến dạ dày đau hơn.
7. Đậu bắp
Đậu bắp có chứa chất nhầy giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa làm tổn thương vết hở, vết loét. Mặt khác, trong đậu bắp còn chứa nhiều vitamin E, B và C cực kỳ tốt cho sức khỏe.
Giải đáp câu hỏi, lời khuyên
1. Đau bao tử có chữa khỏi được không?
Không xếp vào loại bệnh nan y, không có thuốc chữa khỏi. Tuy nhiên, do môi trường, điều kiện sinh hoạt, thói quen sống và đặc thù của việc làm, bệnh đau bao tử và cách chữa trị khỏi hoàn toàn là rất khó.
Hiện nay có 3 phương pháp để điều trị bệnh là theo dân gian, theo Tây y và Đông y. Mỗi phương pháp có một ưu và nhược điểm riêng. Vì thế, người bệnh có thể vừa sử dụng thuốc kết hợp với thay đổi thói quen sinh hoạt ăn uống, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện, dễ chịu và thoải mái hơn.
2. Khi bị đau bao tử cần kiêng ăn gì?
Bên cạnh thực phẩm được khuyến khích ăn thì người bị bệnh cần hạn chế một số loại thực phẩm sau:
- Hành tỏi, tiêu, ớt
- Uống nước trà xanh
- Măng chua
- Các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt
- Các loại thịt đỏ
- Hạn chế ăn các đồ ăn chiên nhiều giàu mỡ như gà rán, lạp sườn, thịt hun khói…
- Tránh ăn hoa quả chua như cam xoài, khế…
- Thực phẩm chua như dấm, mẻ, bỗng rượu…
3. Hướng dẫn cách ăn uống đúng cách khi bị bệnh?
- Nên ăn đồ nấu chín, mềm, ăn nhiều đồ luộc, tránh xào nấu
- Ăn chậm, nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa xem tivi hoặc đọc báo, nói chuyện
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ, tránh để bụng rỗng
- Hạn chế ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh để đảm bảo bụng luôn ấm.
Cuộc sống công nghiệp, con người bận rộn, ít có thời gian và luôn phải chạy theo guồng quay của cuộc sống nên không tránh khỏi bị đau bao tử. Vì thế, để cải thiện tình trạng trên, người bệnh cần xây dựng cho mình cuộc sống (ăn uống, ngủ nghỉ lành mạnh, làm việc khoa học…) để bảo vệ cơ thể mình tốt nhất. Có thể tham khảo thêm những kiến thức hữu ích Tại Đây